Đeo hàm duy trì là giai đoạn cuối cùng trong quá trình chỉnh nha để hàm răng được cố định và đảm bảo kết quả niềng răng. Bài viết dưới đây Transalign VietNam sẽ chia sẻ một số kiến thức cần thiết về hàm duy trì mà những người niềng răng nên biết. Mời các bạn cùng tìm hiểu!

1. Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là khí cụ hỗ trợ cho người niềng răng được các bác sĩ chỉ định sử dụng sau khi tháo niềng răng để ổn định và duy trì kết quả sau khi nắn chỉnh. Đây được xem như bước cuối cùng để chuẩn bị cho bạn có được một hàm răng mới, chắc khỏe.

Hàm duy trì

Vì sao phải đeo hàm duy trì? Hàm răng tuy đã có sự đều đặn và đạt tỷ lệ tương quan khớp cắn chuẩn nhưng chưa chắc khỏe và ổn định. Quá trình chỉnh nha phải trải qua một đợt chịu lực xiết nên cả răng và xương hàm đều khá nhạy cảm, yếu hơn bình thường, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi và răng vẫn còn chưa ổn định trong xương ổ răng. Bên cạnh đó, việc ăn uống khiến các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Nếu bỏ qua bước đeo hàm duy trì thường dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch hay chạy về vị trí ban đầu.

2. Các loại hàm duy trì

Hàm duy trì thường có 2 dạng: cố định và tháo lắp. Khí cụ này có nhiều loại khác nhau tùy vào sự lựa chọn của bạn như khay nhựa, hoặc làm bằng móc kim loại, cũng có thể là khung cố định.

2.1. Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định được làm bởi dây thép với nhiều kích cỡ và hình dạng (thẳng, xoắn), cố định vị trí ở mặt sau của răng trước (răng 1,2,3) bằng composite và chỉ có bác sĩ Chỉnh Nha mới có thể tháo ra được. Loại hàm cố định này có hiệu quả duy trì cao, nhưng đòi hỏi phải chú ý đến việc chăm sóc răng miệng thật sạch sẽ, đúng cách và nhẹ nhàng.

Hàm duy trì cố định

2.2. Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Hàm duy trì tháo lắp kim loại được cấu tạo từ các dây kim loại chắc chắn nên sẽ giúp cố định tốt vị trí của răng và tiết kiệm thời gian đến nha khoa, có thể dễ dàng tháo lắp và thường đeo vào ban đêm do tính thẩm mỹ không cao. Loại hàm này phù hợp cho các trường hợp niềng răng phải nhổ răng.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại

2.3. Hàm duy trì trong suốt

Hình dáng của hàm duy trì trong suốt tương tự với khay niềng và được sản xuất từ nhựa y tế cao cấp, đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc ăn uống và vệ sinh mà không làm mất đi hiệu quả của việc chỉnh nha trước đó. Loại hàm duy trì này phù hợp cho người đi làm, đi học; giúp người dùng có thể tự tin sử dụng trong 24 giờ. Thời gian đeo hàm duy trì cần được thực hiện mỗi ngày, theo chỉ định của bác sĩ.

Hàm duy trì trong suốt

3. Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu?

Tuỳ vào trường hợp và tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo hàm duy trì, cho đến khi xương hàm đã hoàn thiện, răng, nướu… đã ổn định và vào đúng với vị trí:

  • Với trường hợp chỉnh nha trẻ em, thường đeo hàm duy trì cho đến độ tuổi trưởng thành vì lúc này răng và xương hàm mới phát triển ổn định
  • Đối với người trưởng thành, có thể sẽ phải đeo hàm duy trì từ 6 – 12 tháng nếu trình trạng răng và xương hàm phục hồi lâu
  • Tình trạng xương hàm và răng khỏe mạnh và nhanh chóng hồi phục ổn định thì chỉ cần khoảng từ 1 – 3 tháng đeo hàm duy trì
  • Riêng trong trường hợp có người có hàm răng yếu, thì có thể sẽ phải đeo hàm duy trì dài lâu hơn, thậm chí vĩnh viễn để hỗ trợ kết quả lâu dài.

Sau thời gian liên tục đeo hàm duy trì, bác sĩ sẽ giảm thời gian đeo hàm. Về sau, thời gian đeo sẽ giảm dần, để răng quen dần với khả năng ăn nhai. Sau khi hàm đã ổn định, thời gian đeo hàm duy trì sẽ kết thúc.

4. Lưu ý khi đeo hàm duy trì

Để đảm bảo chỉnh nha hiệu quả, trong giai đoạn đeo hàm duy trì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Luôn giữ thói quen đánh răng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa, bàn chải dành cho người niềng răng và nước súc miệng vì khí cụ duy trì cũng rất dễ bị dắt và lưu giữ lại thức ăn khó làm sạch, dễ dẫn đến hôi miệng và các bệnh lý răng miệng.
  • Hàm duy trì phải được rửa qua với nước lạnh và làm sạch các cặn bẩn, vụn thức ăn bằng bàn chải đánh răng lông mềm.
  • Không vệ sinh hàm duy trì bằng nhựa vào nước nóng vì có thể làm hàm nhựa bị biến dạng.
  • Bảo quản hàm duy trì trong khay hộp chuyên dụng để tránh tình trạng rơi vỡ hoặc bị mất.
  • Đối với hàm tháo lắp, lưu ý không nên tháo ra quá 12 tiếng 1 ngày trong 6 tháng đầu tiên.
  • Hàm duy trì tháo lắp cần được tháo khi ăn uống, vệ sinh răng miệng, hoạt động thể thao dưới nước và vận động mạnh.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi được tình trạng răng của bạn và có hướng điều trị kịp thời khi có các vấn đề xảy ra.
Lưu ý khi đeo hàm duy trì

Đó là tất cả những kiến thức cơ bản về hàm duy trì mà Transalign Việt Nam muốn chia sẻ giúp các bạn hiểu hơn về hàm duy trì và có lựa chọn sáng suốt nhất để quá trình tái tạo nụ cười đạt kết quả tốt nhất! Chúc các bạn có được một hàm răng khỏe mạnh và một nụ cười tự tin!

Transalign Việt Nam là thương hiệu niềng răng trong suốt cao cấp và hiện đại, sử dụng công nghệ từ Đức với độ chính xác lên đến 90%, được hàng nghìn khách hàng yêu thích và lựa chọn để tái tạo nụ cười. Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám và giải đáp các vấn đề về niềng răng trong suốt, liên hệ ngay với Transalign để được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *